Tên tiếng Việt: Tràm gió, Tràm
Tên khoa học: Melaleuca leucadendra (L.) L.
Họ: Myrtaceae (Sim)
Công dụng: Lá nấu nước xông chữa cảm cúm, rửa mụn nhọt, vết thương, tắm chữa mẩn ngứa. Tinh dầu nhỏ múi chữa cảm cúm, ngạt mũi; uống chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hóa; xoa chữa đau nhức.
Mô tả cây
- Tràm là một cây nếu để phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m, nhưng đều bị cắt xén thường xuyên chỉ còn là những cây bụi chừng 40-50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài.
- Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và giòn; thường dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Vì lá thường được nhân dân một số vùng (Vĩnh Phúc, Phú Thọ) nấu uống thay chè lại mọc hoang ngoài đồng cho nên có tên chè đồng, vị nước uống hơi cay cho nên còn có tên chè cay.
- Hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt, không cuống, mọc thành bông ở đầu cành, nhưng sau từ đầu bông hoa, cành lại mọc dài thêm và mang lá thành ra bông hoa nằm giữa cành lá trông rất đặc biệt.
- Quả nang rất cứng, 3 ngăn, hình tròn, đường kính 13mm, cụt ở đỉnh, đài cứng tồn tại ôm sâu vào quả. Hạt hình trứng, dài chừng 1mm
- Tên cajeput do chữ Malaixia của tên cây cajuputi hay kaiputi có nghĩa là gỗ trắng vì cây này có màu nhạt trông xa như một rừng màu trắng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam, tràm mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.
Tại miền Bắc, tràm nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng đồi núi huyện Kim Anh và Đa Phúc (Vĩnh Phúc), huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng có một số ít tràm, mọc hoang. Chưa thấy ai tổ chức trồng cây tràm.
- Trước đây tràm hầu như không được khai thác. Thường nhân dân chỉ hái lá và cành non về phơi khô nấu nước uống thay chè hay uống để giúp sự tiêu hoá. Mãi tới vào khoảng năm 1990, cây tràm vùng Quảng Bình, Quảng Trị mới được khai thác để cất tinh dầu bán rộng rãi trên thị trường với tên “dầu khuynh diệp” (đúng ra là tinh dầu) vì khuynh là nghiêng, diệp là lá, cây tràm có lá mọc nghiêng không giống những lá cây khác, từ đó cây này thêm tên là cây khuynh diệp.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) những cây tràm vùng Bắc Cạn, Thái Nguyên cũng được khai thác để cất tinh dầu dùng trong bộ đội.
- Ngoài nước ta ra, tràm còn thấy mọc hoang ở Campuchia, Inđônêxya, Philipin, Malaixia.
- Tại Tân Đảo, có mọc một loài tràm (Melaleuca viridiflora Gaertn.) cùng họ Sim, được khai thác cất tinh dầu mang tên tinh dầu niaouli, hoặc gomenol (do chữ Gomen là một tên một làng ở Tân Đảo gần thủ đô Numea, gần đó người ta tổ chức cất tinh dầu lần đầu tiên ở đây và chữ oil là tinh dầu).
Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu của lá tràm là tinh dầu, với tỷ lệ 2,5% (tính trên lá tươi), hoặc 2,259 (tính trên lá khô).
- Tinh dầu tràm là một chất lỏng, không mùi hay hơi vàng nhạt (một số có màu xanh là được nhuộm chứ không phải màu tự nhiên), vị hơi cay và mát sau nóng, mùi thơm đặc biệt, tả tuyền. Nếu tinh chế, tinh dầu trong, hầu như không màu, D: 0,920-0,930, chỉ số khúc xạ 1,466- 1,472 quay từ 0° đến 3°40. sôi ở 175°C; tan trong 2,5 đến 3 thể tích cồn 70°C.
- Hoạt chất chủ yếu của tinh dầu là cajeputol hay xineola hoặc eucalyptola với tỷ lệ 35 đến 60%. Ngoài ra còn chứa pinen tả tuyền, tecpineola một ít andehyt (valeric, butyric, ben- zylic), các ête như ête axetic.
Muốn tinh chế tinh dầu tràm ta có thể ngâm tinh dầu với một hỗn hơp oxyt chì và dung dịch NaOH trong 3 giờ ở nhiệt độ đun cách thuỷ, hoặc dùng thuốc tím và axit sunfuric, sau đó cất lại. Tinh dầu tràm tinh chế không có màu hay chỉ có màu vàng rất nhạt, mùi thơm dễ chịu.
- Mới đây A. Quevauviller và cộng sự đã chứng minh trên thực nghiệm và lâm sàng là tinh dầu khuynh diệp tinh chế làm tăng tác dụng kháng sinh của streptomyxin và đặc biệt của penixiuin.
Tính vị, công dụng
Tính vị: cay chát, mùi thơm, tính ấm
Quy kinh: tỳ, phế, có tác dụng hoạt huyết, khu phong, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng
Công dụng và liều dùng
Công dụng:
- Tràm được dùng trị cảm mạo, phong hàn, phổi lạnh, ho đờm, hen suyễn, tức ngực, tiêu hóa kém, để làm tăng lưu thông huyết mạch sau khi đẻ, trị phong thấp và đau thần kinh.
- Lá tràm tươi nấu nước rửa vết thương chống nhiễm khuẩn, bôi lên vết bỏng tránh hiện tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa.
- Lá tràm phơi khô thường được nhân dân dùng nấu nước uống thay chè có tác dụng kích thích tiêu hóa.
- Tràm được dùng xoa bóp ngoài làm nóng chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi
- Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu tràm pha loãng được dùng uống làm thuốc long đờm trong viêm thanh quản và phế quản và làm thuốc trung tiện, chướng bụng.
- Tinh dầu tràm còn được dùng để xua đuổi muỗi, có ưu điểm hơn tinh dầu sả vì ít bay hơi hơn, và diệt bọ chét, cháy rận.
Trong nhân dân thường dùng lá và cành non mang lá để pha hay hãm hoặc sắc với nồng độ 20g lá trong 1 lít nước để uống thay nước giúp sự tiêu hoá, chữa ho hoặc để xông. Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên vói liều 2 đến 5g cồn một ngày.
Phổ biến nhất là tinh dầu: Thường dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Mặc dù tỷ lệ cineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn giới thiệu sau đây nhưng người ta cho rằng tính chất sát trùng của tinh dầu tràm lại mạnh hơn tinh dầu bạch đàn, người lớn và trẻ con đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp:
- Dung dịch tinh dầu tràm 5-10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gomenol (buile goménolée) để nhỏ mũi chống cúm, ngạt mũi.
- Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nước với nồng độ 2 phần nghìn để rửa các vết thương rất tốt.